Kinh nghiệm đi du lịch bụi và Phượt thác Bản Giốc

Chia sẻ bài viết này lên Facebook, chắc chắn mọi người sẽ thích
Đi Phượt thác Bản Giốc - Trùng Khánh - Cao Bằng để ngắm cảnh và chụp ảnh dòng thác nước đẹp nhất Việt Nam và nằm ở địa đầu Tổ quốc, thuộc biên giới Việt Nam và Trung Quốc là niềm ao ước của rất nhiều bạn trẻ.

Thời gian qua, có rất nhiều nhóm Phượt tổ chức đi thác Bản Giốc. Trong khuôn khổ của bài viết, Văn Nguyễn chỉ tập trung vào nội dung chia sẻ kinh nghiệm đi Phượt cho các bạn có nhu cầu được một lần đứng trước dòng thác hùng vỹ của nước ta.

Kinh nghiệm Phượt thác Bản Giốc
Kinh nghiệm Phượt thác Bản Giốc-Cao Bằng. Ảnh theo Internet

Theo nhận xét của Văn Nguyễn, nếu đã đi ngắm nhiều dòng thác mà chưa một lần được đứng trước thác Bản Giốc (Cao Bằng) thì vẫn chưa đủ.

1. Đi thác Bản Giốc như thế nào?


Để đi tới được thác Bản Giốc, theo kinh nghiệm của Văn Nguyễn thì có 2 cách với hai cung đường khác nhau.

1. Một là từ Hà Nội đi theo đường Thái Nguyên – Bắc Cạn lên Cao Bằng (QL 3)

2. Hai là từ Hà Nội đi theo QL 1A lên Lạng Sơn rồi đi thẳng thác Bản Giốc. Nếu đi theo cung đường này, các bạn nên đọc thêm bài Hướng dẫn Phượt cung Hà Nội-Lạng Sơn-Cao Bằng và thác Bản Giốc của Văn Nguyễn – một serries bài viết mà mình rất tâm đắc và đầy up thông tin. Đọc xong, nếu cần hỏi thêm, các bạn cứ để lại comment cho mình.

Để khỏi lan man, ở đây Văn Nguyễn chỉ hướng dẫn sâu về cung đường chính là từ Hà Nội đi qua Thái Nguyên và Bắc Cạn rồi đi thác Bản Giốc.

Đọc qua phần trên, chắc các bạn đều hiểu là nếu đi bằng phương án 1 thì kiểu gì cũng phải qua TP Cao Bằng. Sau đó từ Cao Bằng mới đi Trùng Khánh và thác Bản Giốc.

Làm sao để tới được Cao Bằng, từ Hà Nội đi Cao Bằng như thế nào… các bạn đọc lại bài: Kinh nghiệm Du lịch Cao Bằng để tham khảo và khai thác thông tin do Văn Nguyễn viết.

Còn dưới đây Văn Nguyễn chỉ hướng dẫn cách đi từ TP Cao Bằng lên thác Bản Giốc.

2. Từ Cao Bằng đi Trùng Khánh và thác Bản Giốc 


Mặc dù gọi là Cao Bằng nhưng khi có mặt ở đây, Văn Nguyễn nhận thấy cũng chẳng “cao” như tưởng tượng ban đầu mà chủ yếu chỉ là “bằng”.

Tất nhiên, nếu từ TP Cao Bằng đi lên Trùng Khánh và các địa điểm khác thì sẽ phải đi qua 1 con đèo đã được coi là “tứ đại đèo” ở Việt Nam- đó là đèo Mã Phục (chắc các bạn đã nghe tên).

Nếu vượt qua đèo thì việc đi lại cũng khá dễ dàng.

Cảnh trí ở Cao Bằng rất đẹp. Đường từ Cao Bằng đi lên Trùng Khánh hiện nay đã được trải nhựa phẳng phiu khá tốt. Ban đầu, Văn Nguyễn nghĩ đường sẽ khó đi như bên Hà Giang, nhưng thực tế lại dễ đi hơn nhiều. Vì thế, hoàn toàn có thể Phượt thác Bản Giốc bằng xe máy.

3. Thác Bản Giốc mùa nào đẹp nhất?


Nhiều bạn cũng thường hỏi Văn Nguyễn là nên đi Phượt thác Bản Giốc vào mùa nào? Theo cảm nhận của Văn Nguyễn, vẻ đẹp của thác Bản Giốc có thể chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô, mỗi mùa đều có nét đẹp đặc trưng.

+ Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 tới hết tháng 9: Nếu đi vào thời điểm này, thác chảy rất mạnh, nước đổi màu đỏ rực, mang theo phù sa, bọt dội xuống tung trắng xóa, khung cảnh Bản Giốc thật hùng vĩ.

Tuy nhiên theo Văn Nguyễn, đi vào mùa này thì lại khó đi hơn vì dễ có mưa lũ, đường sá dễ bị sạt lở.

+ Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5: Nếu đi vào khoảng thời gian này, thác Bản Giốc lại mang sắc trong xanh thanh bình, yên ả. Mùa khô dễ đi lại hơn. Trời ít mưa song các bạn phải mang theo quần áo ấm vì rất lạnh.

Note

> Theo kinh nghiệm của nhiều người, khoảng thời gian đẹp nhất để đến Cao Bằng là tháng 8-9 khi thác Bản Giốc đầy nước trong xanh. Đây cũng là mùa đẹp nhất trong năm. 

4. Đi Phượt thác Bản Giốc cần chuẩn bị những gì?


Dù đi phượt vào mùa đông hay mùa hè thì những đồ sau các bạn không thể thiếu- đây là phần Văn Nguyễn tham khảo trên Internet (các bạn có thể bỏ qua nếu không quan tâm):

- Cần mang đủ quần áo ấm vì thời tiết về đêm ở Cao Bằng khá lạnh.

- Mặc dù đường cũng không chông gai lắm nhưng cần mang theo các loại đồ uống như bò húc, café, salonpas, đường glu, chanh (ngậm miệng) để đảm bảo sức và độ tỉnh táo khi đi đường trường.

- Các loại thuốc y tế, thuốc giảm đau bụng, nhức đầu, cảm cúm, dầu gió, thuốc chống côn trùng, kem thoa chống nắng…

- 2 đôi giày đế mềm và đôi dép tổ ong: leo trèo nhiều. Giày có thể là giày thể thao leo núi hoặc giày bộ đội.

- Nếu là nữ thì có thể mang theo kem thoa chân.

- Đèn pin, quần áo mưa, dao đa năng.

- Giấy tờ xe, mũ bảo hiểm loại tốt, có kính chắn.

- Pin, máy sạc, máy ảnh (tất nhiên rồi)

- Bếp cồn, lều bạt, đồ ăn khô… nếu muốn tổ chức ăn ngay tại chỗ hoặc ngủ lại đêm ở Cao Bằng.

- Bánh kẹo: mang làm quà cho các em bé trên đường đi.

(Riêng Văn Nguyễn thì chẳng cần phải chuẩn bị nhiều như vậy)

Trên đây là hướng dẫn sơ bộ của Văn Nguyễn về Kinh nghiệm đi Phượt thác Bản Giốc. Nếu bổ ích các bạn đừng quên like và chia sẻ cho bạn bè cùng tham khảo. Nếu cách viết còn khó hiểu, hãy góp ý cho mình nhé và có thông tin bổ sung, cứ để lại ở comment bên dưới. Bây giờ, các bạn hãy đọc thêm những phần tiếp theo (còn rất nhiều thông tin nữa):

- Hướng dẫn lịch trình đi thác Bản Giốc
- Nhà nghỉ và khách sạn ở Cao Bằng
- Cao Bằng cũng có hoa tam giác mạch

Chia sẻ của bạn là gì? Bạn có đồng ý với hỏi – đáp này? Nếu bạn có thêm thông tin, hiểu biết- đừng ngại để lại vài dòng cảm nhận hoặc chia sẻ của bạn tại phần comment để mọi người cùng đọc

Nếu bạn muốn nêu câu hỏi, vui lòng gửi email cho wikiHoidap theo địa chỉ: wikihoidap@gmail.com | Câu hỏi của bạn sẽ được hồi âm sớm nhất

1 nhận xét:

  1. Anh cho em hỏi từ Tp.Hà Giang đi thác Bản Giốc có chuyến xe khách đi thẳng không hay em phải đi như thế nào ạ, nếu không đi bằng xe máy? Em cảm ơn anh ạ.

    Trả lờiXóa